Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì? là một trong những thắc mắc được các độc giả gửi khá nhiều về cho sức khỏe đời sống trong thời gian qua. Để giải đáp được thắc mắc này, các bạn có thể tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây:
Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng đau bụng dưới phía bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau của hệ tiêu hóa hoặc các cơ quan bài tiết, hệ tuần hoàn hoặc các vấn đề về cơ. Tình trạng này kéo dài không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Bụng dưới bên trái là nơi chứa các cơ quan như một phần ruột già, một phần dạ dày, thận trái, buồng trứng, đại tràng… Khi có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái kèm theo triệu chứng kinh nguyệt thất thường, có thể bạn đã mắc phải một trong những căn bệnh sau:
Lạc nội mạc tử cung
Ở một số phụ nữ, mô nội mạc tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau đớn và đây là căn nguyên không thể mang thai ở phụ nữ.
Viêm vòi trứng
Bệnh viêm vòi trứng là tình trạng viêm nhiễm buồng trứng do các vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra. Bệnh được biểu hiện với các triệu chứng như ra khí hư nhiều, kinh nguyệt thất thường, đau bụng dưới bên trái…
Viêm vùng chậu
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh viêm vùng chậu là vô sinh. Bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Những dấu hiệu của bệnh như sốt cao, đau bụng, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ, ….
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Đau vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu. đây là 2 nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình
U nang buồng trứng
Khi thấy xuất hiện đau một bên bụng dưới và có rối loạn kinh nguyệt, u càng to thì nguy cơ xoắn buồng trứng và ống dẫn trứng càng lớn. U nang buồng trứng thường được phát hiện lúc khám phụ khoa: thăm dò âm đạo kết hợp nắn bụng, thường là u chức năng, tức là do nội tiết tố bất thường liên quan tới vòng kinh.
Những u nang này lành tính và cách điều trị là phong toả sự rụng trứng bằng việc tránh thai, u nang sẽ biến mẩt sau vài vòng kinh.
Chửa ngoài tử cung.
Ở những tháng đầu của thai kỳ, nếu chị em có hiện tượng đau bụng dưới thì hãy cảnh giác bởi đây có thể là dấu hiệu của việc chửa ngoài tử cung. Khi mang thai ngoài tử cung, phôi thai sẽ nằm bên ngoài tử cung dẫn đến các cơn đau quặn thắt ở vùng bụng dưới.
Ngoài những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói trên, hiện tượng đau bụng dưới bên trái còn có thể là triệu chứng của các bệnh như:
Đau ruột thừa
Đau thắt phần bụng dưới bên trái là một trong những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau ruột thừa. Những cơn đau này khiến người bệnh vô cùng đau đớn, không thể ăn uống hay đi lại được, cơn đau diễn ra dữ dội, quặn thắt trong nhiều giờ đồng hồ
Đau dạ dày
Đây là bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, khiến dạ dày bị tổn thương, viêm loét gây ra các hiện tượng như ợ hơi, ợ chua, chán ăn, suy nhược cơ thể, đau rát xung quanh vùng bụng kèm theo hiện tượng đau bụng dưới bên trái…
Tắc ruột
Khi ống tiêu hóa hoạt động kém, các chức năng bị suy giảm khiến cho quá trình vận chuyển và đưa thức ăn xuống dạ dày bị ngưng trễ. Các hiện tượng như buồn nôn, tăng áp trong ổ bụng, có thể gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên trái. Đây là một trong những triệu chứng của hiện tượng tắc ruột.
Xem thêm:
Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì?.
Đăng kí tại đây để nhận ưu đãi giảm lên đến 50% cho 10 bệnh nhân đăng kí sớm nhất trong ngày khi đến khám và chữa bệnh
Nên làm gì khi bị đau bụng dưới bên trái?
Các chuyên gia của sức khỏe đời sống khuyên bạn :
• Khi bị đau bụng dưới bên trái không nên chủ quan mà cần bình tĩnh theo dõi tình hình. Nhanh chóng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
• Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên dừng mọi công việc đang làm để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, báo cho người thân biết và nên ăn đồ ăn nhẹ.
• Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
• Tránh ăn những thức ăn chua – cay – nóng, không uống bia rượu, nước ngọt có gas và những đồ uống có cồn khác.
• Không nên mặc quần áo quá chật bụng vì sẽ làm bạn khó chịu và cơn đau bụng gia tăng.
• Nếu cơn đau không thuyên giảm và kèm theo những triệu chứng bất thường cần nhập viện càng sớm càng tốt.
Trên đây là bài viết: Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì? Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần được tư vấn thêm thông tin, các bạn có thể liên hệ qua hotline 0377 876 999 để được tư vấn miễn phí